Các công nghệ in ấn nổi bật hiện nay
1.In Lụa
Hiểu một cách đơn giản nhất thì in lụa là một kỹ thuật in ấn có sử dụng khuôn in. Khuôn này dùng để định vị hình in sau đó sẽ có thanh gạt để tán đều mực in lên bề mặt thông qua tấm lưới in.
Sở dĩ có tên gọi là in lụa chính là ban đầu khi mới áp dụng kỹ thuật in này, những người thợ chuyên nghiệp họ sử tơ lụa để ngăn cách giữa mực in và vật liệu cần in. Những năm sau người ta dần thay thế bằng các chất liệu khác như vải sợi, vải bông, lưới kim loại,… Thế nhưng tên gọi in lụa vẫn giữ lại cho kỹ thuật in ấn này.
Ưu điểm:
- Chi phí in ấn thấp bởi quá trình in diễn ra nhanh chóng, không cần phải đầu tư quá nhiều máy móc hiện đại, tân tiến
- Dễ dàng in ấn hình ảnh lên nhiều chất liệu khác nhau với chất lượng tốt, sắc nét, không lem màu như: gỗ, giấy, vải, gốm sứ, thủy sinh, cao su, nhựa,…
- Đa dạng màu sắc, có thể lựa chọn màu theo ý muốn.
Nhược điểm:
- Mỗi màu sắc cần in sẽ phải sử dụng 1 khuôn in khác nhau nên sẽ tốn nhiều thời gian in ấn.
- Nếu số lượng in ít thì sẽ tốn nhiều chi phí nếu yêu cầu in nhiều màu.
- Hình in dễ bị đứt gãy khi thực hiện hoặc sau khi thành phẩm nếu chất lượng mực không đạt chuẩn.
- Nếu in bị lem hay nhòe màu sẽ khó giặt tẩy sạch sẽ vì mực bám rất chắc.
- Mỗi lần thực hiện in sẽ phải có bản phim lụa nên cần file thiết kế, file vector nên mất nhiều thời gian in
- Hầu hết các sản phẩm in lụa là màu đơn sắc vì chúng khó in được những hình biến sắc.
- In lụa mất nhiều thời gian và công sức nên không lấy được liền mà cần đợi. Vì thế kỹ thuật này chỉ phù hợp với đơn hàng số lượng ít.
2. In Offset
In offset là cách in sử dụng lực ép các tấm offset (các tấm cao su dùng trong in ấn) để in lên giấy, các tấm offset sẽ được ép lên các hình ảnh dính mực trước đó. Kỹ thuật in ấn offset sẽ giúp cho bạn tránh được việc giấy bị dính nước theo mực in khi sử dụng in thạch bản, đảm bảo cho chất lượng thành phẩm tốt nhất.
Ưu điểm:
- Kỹ thuật này cho chất lượng hình ảnh cao và rõ nét hơn, màu sắc sản phẩm đẹp và hầu như không bị lem mờ trong quá trình in ấn.
- Việc chế tạo các bản in cũng dễ dàng hơn.
- In offset có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau.
- In được trên các bề mặt phẳng và sần sùi.
- Tuổi thọ của bản in cũng tốt hơn nhiều.
Nhược điểm:
- Thời gian chuẩn bị để in khá lâu (do phải làm khuôn in), nếu bạn muốn in với số lượng nhỏ và lấy liền thì không nên chọn kỹ thuật in này.
- Bản thiết kế cần phải được kiểm tra kỹ trước khi in, do các đơn hàng thực hiện in offset thường in với số lượng rất nhiều, nếu có sai sót thì sẽ gây lãng phí rất lớn và chậm trễ thời gian hoàn thành.
- Thời gian chuẩn bị khuôn là khá lâu và chi phí cũng tương đối cao so với phương pháp in khác, nên nếu in ít thì nên chọn in kỹ thuật số.
3. In ống đồng
In ống đồng là một kỹ thuật in sử dụng một trục in được mạ đồng dày khoảng 100 microns. Các phần tử in như hình ảnh, chữ viết sẽ được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in. Những phần tử không in sẽ nằm trên bề mặt trục in.
Đối với kỹ thuật in ống đồng thường được sử dụng để in ấn dưới dạng cuộn cho nhiều sản phẩm khác nhau. Công nghệ in này ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực in bao bì như logo, nhãn mác trên các chất liệu giấy, nhựa hay màng kim loại.
Đây cũng là hình thức in phổ biến nhất trong ngành sản xuất bao bì nhựa.
Ưu điểm:
- Độ chính xác cao
- Khả năng phục chế hình ảnh chất lượng cao
- Độ bền của trục in lớn có thể tái sử dụng
- Tốc độ in nhanh đạt 200m/phút
Nhược điểm:
- Công nghệ in ống đồng chỉ thích hợp với những đơn hàng lớn. Khi in số lượng nhỏ bằng trục ống đồng người in phải chịu chi phí cao và lãng phí nhiên liệu cũng như mực in
- Kỹ thuật in ống đồng không phù hợp với mọi chất liệu. Những chất liệu nào quá dày kỹ thuật in này sẽ không cho được chất lượng bản in tốt nhất. Nó phần lớn chỉ thích hợp với các màng cuộn và các loại bao bì.